Thừa cân, béo phì ở trẻ gây nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe như đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng huyết áp và để lại nhiều hậu quả khó lường vì thế chúng ta cần chuẩn bị một chế độ ăn cho trẻ béo phì, thừa cân theo một cách khoa học, hợp lý và đa dạng.
Nguyên nhân và hậu quả đối với trẻ thừa cân béo phì
Béo phì, thừa cân là tình trạng cân nặng quá mức, so với cân nặng bình thường và chiều cao. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị thừa cân có thể kể đến như ăn nhiều đường, chất béo, ít vận động, ăn nhiều đồ ăn vặt, thức ăn giàu năng lượng…
Ngoài ra còn phải kể đến lối sống và quan niệm sai lầm của không ít những bậc cha mẹ là trẻ con mập mạp mới khỏe mạnh, đáng yêu nên nhồi nhét con trẻ khiến bé bị béo phì lúc nào không hay. Nếu con trẻ bạn bị tình trạng tương tự và chưa biết làm cách nào để giúp trẻ giảm cân bảo vệ sức khỏe, hãy cùng Ataxavi theo dõi bài viết sau đây nhé.
Chế độ ăn cho trẻ béo phì bậc cha mẹ nên biết
Để có được chế độ ăn cho trẻ béo phì mà cung cấp đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng cho trẻ hoạt động và tăng trưởng các bậc phụ huynh cha mẹ nên có lập kế hoạch kiểm soát chặt chẽ chế độ, khẩu phần dinh dưỡng trong chế độ ăn giảm cân của bé. Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì nên phải đảm bảo đầy đủ nhóm chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ, rau và trái cây.
- Chất đạm: hay còn có tên gọi khác là protein. Để đảm bảo được lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày các bậc cha mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm giàu protein cho trẻ như thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, trứng, các loại đậu. Lượng protein cần thiết bổ sung mỗi ngày cho trẻ thừa cân béo phì: Bé có độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi cần ít nhất 40g protein mỗi ngày. Từ 1 đến 3 tuổi cần 19-25g, lớn hơn cần tới 25-40g protein mỗi ngày.
- Chất béo: Chất béo cung cấp phần lớn năng lượng cho cơ thể. Cũng đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của não bộ cũng như để hòa tan hấp thu một số dạng vitamin. Cũng nên chọn lọc các loại thực phẩm chứa chất béo không no, giàu lượng omega-3 giúp bé phát triển trí não, giảm được cân nặng các thực phẩm nên ăn bao gồm: Cá hồi, các loại cá béo, dầu oliu, dầu mè,…
- Chất bột đường: Nên chọn glucid có nhiều chất xơ có trong những thực phẩm như: bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ cung cấp nguồn năng lượng gồm protein, vitamin và khoáng chất tốt.
- Bổ sung khoáng chất và vitamin từ trái cây, rau xanh. Bữa ăn mỗi ngày cần bổ sung cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa, sữa chua, phô mai, các loại hạt,…
- Hạn chế ăn muối dưới 5g/ngày. Nếu có tăng huyết áp thì nên dùng 2-4g/ngày
- Thay đổi thói quen nấu nướng: đối với các bậc cha mẹ thì cần thay đổi phương thức chế biến thức ăn ví dụ các món chế biến theo cách chiên, rán, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol sang dạng hấp, luộc.
- Ăn uống điều độ: hãy tập cho trẻ ăn uống điều độ đúng giờ đủ bữa (1 ngày bao gồm 5 bữa), bữa tối ăn cách giờ đi ngủ trên 2 tiếng.
- Ăn chậm, nhai kỹ: mỗi bữa ăn nên kéo dài khoảng 20 phút, hãy day cho trẻ cách ăn chậm rãi và thưởng thức món ăn sẽ gián tiếp giúp cho trẻ không bị thừa cân.
Một số lưu ý khi áp dụng chế độ ăn cho trẻ béo phì
Bên cạnh đó cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề về chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì cần phải kiêng một số thực phẩm:
- Chất béo: kiêng những thực phẩm chứa nhiều chất béo đặc biệt là chất béo động vật có trong thịt mỡ, nước dùng thịt,… Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nạp nhiều chất béo có khả năng làm tăng nồng độ cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt trong cơ thể dẫn đến vấn đề về bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Cholesterol: hạn chế những thức ăn chứa nhiều lượng cholesterol cao như não, tim, gan, lòng lợn… loại cholesterol có hàm lượng lipoprotein thấp còn được cho là cholesterol có hại cho sức khỏe di chuyển từ gan đến động mạch và các mô điều này có thể dẫn đến các bệnh về tim mạch.
- Những món ăn thêm chất béo: các món ăn đi kèm theo bữa chính không nên là những món chứa chất béo như bánh mì, rau trộn bơ, các món xào, rán,…)
- Thực phẩm giàu năng lượng và đồ uống chứa natri: những loại đồ ăn chứa nhiều năng lượng như mứt, kẹo, bánh ngọt, chocolate và đồ uống tăng lực tuyệt đối nên tránh xa vì hàm lượng calo và chất đạm lớn, rất ít chất khoáng, rau xanh và vitamin dẫn đến việc mất cân đối dinh dưỡng chưa kể đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tránh xa các thiết bị điện tử: hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử (chỉ được chơi dưới 2giờ/ngày) và cách này nên là phần thưởng cho bé sau khi đã làm việc mà bố mẹ giao cho như việc vận động, việc nhà,…
- Giấc ngủ: hãy đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Ngủ đủ sẽ ức chế sản sinh một số chất có tác dụng kích thích sự thèm ăn, giúp cho trẻ ăn ít hơn tránh việc thừa cân béo phì.
- Lưu ý đối với trẻ dưới 2 tuổi: uống sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Hạn chế không cho trẻ ăn quá nhiều, thể tích mỗi bữa phải phù hợp với tháng tuổi. Cháo, bột cần có mức năng lượng thấp, không cho thêm các thực phẩm chứa nhiều chất béo và bát bột cháo của trẻ như: bơ, phomat, sữa giàu béo.
Kết hợp vận động bên cạnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ béo phì
Cùng với đó hãy khuyến khích các bé tăng cường vận động thể dục thể thao rất hữu ích trong việc giúp bé giảm cân. Các hoạt động như: đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đá bóng, bóng rổ,… đều là những hoạt động thể chất lý tưởng để giúp trẻ tiêu hao phần năng lượng dư thừa. Ngoài bạn cũng nên có các hoạt động thể chất như có thể cùng trẻ đi bộ quãng ngắn hay đạp xe đạp giúp gia đình bạn thêm gắn kết, con bạn có thêm nhiều bạn bè cùng trang lứa.
Sau khi lên chế độ ăn cho trẻ béo phì, cha mẹ cần chú ý không nên cắt giảm khẩu phần của con một cách đột ngột mà nên chia theo từng giai đoạn cũng như mốc thời gian mà giảm từ từ tránh cho cơ thể các bé đang trong đà phát triển không kịp thích ứng và trở nên mệt mỏi vì thiếu năng lượng cùng các chất dinh dưỡng cần thiết.