Trong khoảng chục năm trở lại đây thì ngoài thuốc lắc, người ta còn hay được nghe nhắc đến ke, hít ke. Vì du nhập vào Việt Nam sau thuốc lắc nên loại ma túy tổng hợp này vẫn còn là thứ khá lạ lẫm với rất nhiều người. Thậm chí vẫn có người nhầm ke với các loại ma túy tổng hợp khác.
Chính sự đa dạng về chủng loại của ma túy tổng hợp cùng với quá nhiều tên gọi và các từ lóng là nguyên nhân chính xảy ra sự nhầm lẫn. Vậy thực chất ke ở đây là gì? Việc hít ke là như thế nào? Và hít ke có gây nghiện hay không?
Ke là gì?
Ke là tên gọi tắt của ketamine. Nó là một loại thuốc thường được sản xuất dưới nhãn hiệu Ketalar. Ketamin được tổng hợp thành công vào năm 1962 và sau đó 2 năm vào năm 1964, người ta tiến hành thử nghiệm nó trên người. Vào năm 1970, Ketamine được bộ y tế Hoa Kỳ chấp nhận cho sử dụng rộng rãi
Thành phần khoa học hàng khay hay còn gọi là ketamine
Trong y tế, ketamine được sử dụng như một chất để bắt đầu và duy trì việc gây mê phẫu thuật cho bệnh nhân. Nó tạo ra cảm giác thư thái, an thần và tạm thời mất đi ký ức ở người. Trong một số trường hợp, các bác sĩ cũng kê ketamine cho những bệnh nhân mắc những rối loạn tâm thần, các bệnh liên quan đến tâm lý như trầm cảm hay stress.
Ngoài ra, đây cũng là một loại thuốc giảm đau được chỉ định cho các cơn đau mãn tính như cơn đau của ung thư giai đoạn cuối. Đối với những cơn đau thường hoặc đau cấp tính, các bác sĩ thường không bao giờ kê loại thuốc này, bởi tác dụng phụ của nó là khá lớn so với những lợi ích về mặt y tế.
Ketamine có phải ma túy hay không?
Việc sử dụng ketamine phải có chỉ định của bác sĩ sau khi họ đã thăm khám, làm đầy đủ các xét nghiệm và nắm rõ về thể trạng cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân. Ke hay ketamine được xếp vào hàng ma túy tổng hợp, nó tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh của con người nên dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Đây cũng là lý do mà nó bị cấm ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, vì những sự thoải mái mà nó mang đến cho người sử dụng thì nhu cầu mua trái phép ketamine là cực kì cao. Chính vì điều này, việc buôn bán chui ketamine chưa bao giờ ngừng sôi nổi và ngày một tinh vi hơn. Kéo theo đó là những khó khăn cho các lực lượng phòng chống ma túy của nước ta.
Hít ke là gì?
Cũng giống như cắn kẹo là một từ lóng chỉ việc sử dụng thuốc lắc thì hít ke cũng là cụm từ được giới trẻ sử dụng để chỉ việc sử dụng ketamine. nó được bán trái phép thường là ở dạng bột. Sau khi mua về, các dân chơi sẽ cho một lượng bột nhất định lên đĩa đã được làm nóng rồi tiến hành xào ke.
Xào ke là từ để chỉ việc sử dụng các mảnh cứng như thẻ ATM hay vỏ sim điện thoại để đảo ke và chia nó thành những hàng dọc trên đĩa. Việc xào ke thực chất là để làm mịn ke nhất có thể và chia nó ra những lượng vừa đủ để dễ dàng cho việc hít.
Hàng khay ketamine quấn tờ tiền để hít
Dụng cụ hít ke thông thường và đơn giản nhất sẽ là ống hút. Nhiều người cũng sử dụng giấy hoặc tờ tiền cuộn tròn để hít. Đặt một đầu ống vào cột ke trên đĩa sau đó dùng mũi hít mạnh ở ống còn lại. Vậy là bạn đã hoàn thành việc hít ke. Bạn chỉ cần ngồi chờ đợi cho ke ngấm sau khoảng vài phút là có thể cảm nhận được cảm giác lâng lâng của loại ma túy tổng hợp này. Đến thời điểm hiện tại thì vẫn rất nhiều người nhầm lẫn ke là ma túy đá. Tuy nhiên, ma túy đá và ketamine thực ra là 2 loại ma túy tổng hợp khác nhau.
So với đá thì tác dụng của ketamine chậm và yếu hơn rất nhiều. Ketamine đã du nhập vào nước ta từ lâu, còn đá mới chỉ từ khoảng năm 2006.
Sau khi hít ke, cơ thể sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái, cảm giác bổng bềnh dễ chịu khiến người sử dụng cứ muốn dùng mãi. Trái ngược với thuốc lắc khi sử dụng thường khiến người dùng mất ngủ, ketamine lại khiến người sử dụng ngủ ngon. Hai loại ma túy tổng hợp này thường được sử dụng chung với nhau. Thường thì sau khi sử dụng kẹo, trong giai đoạn xuống đỉnh, người ta sẽ sử dụng thêm ke để kéo dài cuộc vui cũng như làm giảm đi sự mệt mỏi sau khi cắn kẹo.
Hít ke có gây nghiện hay không?
Cũng như nhiều loại ma túy tổng hợp khác, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được bằng chứng cho thấy ketamine có thật sự gây ra tình trạng nghiện hay không.
Theo một số chuyên gia tâm lý thì việc nghiện ke thực chất là do người sử dụng nghiện cảm giác dễ chịu mà loại thuốc này mang lại, khiến họ cứ muốn dùng mãi, chứ thực thế thì người sử dụng ke có thể bỏ thuốc khá dễ dàng, hoặc họ có thể chọn chỉ sử dụng vào thứ 7 chủ nhật hay một thời điểm thích hợp nào đó. Chính vì lý do này, rất khó để nói ke có thực sự gây nghiện hay không, hay lý do chính là do người sử dụng bị phụ thuộc tâm lý vào nó mà thôi.
Ketamine hay ke cũng có những tác dụng và tác hại đối với sức khỏe con người như nhiều loại ma túy tổng hợp khác. Do đây là một chất dẫn truyền thần kinh nên những rủi ro về tai biến hay ngộ độc khi sử dụng là rất lớn. Khi sử dụng trong một thời gian quá dài thì cơ thể thường bị suy nhược cả thể chất lẫn tinh thần.
Chính vì vậy, dù hít ke có gây nghiện hay không thì chúng tôi khuyên bạn cũng không nên sử dụng tới loại ma túy này. Hãy cải thiện tâm trạng bằng những biện pháp tích cực như tập luyện thể thao, chế độ ăn uống phù hợp, vui chơi giải trí lành mạnh.