Sạn vôi ở mắt: Triệu chứng và cách điều trị

Mắt bị sạn vôi có thể không có triệu chứng gì và thường được phát hiện tình cờ khi đi khám mắt. Sạn vôi ở mắt là một trong những bệnh lành tính, hiếm khi gây ra các biến chứng ở mắt ảnh hưởng đến thị lực. Vậy bị sạn vôi ở mắt có tự khỏi không?

Sạn vôi ở mắt là gì?

Sạn vôi ở mắt là tình trạng lắng đọng chất calci ở dưới lớp kết mạc sụn mi của nhãn cầu. Nó có thể có một hoặc nhiều sạn vôi ở mi mắt một bên hay cả hai bên mắt.

Sạn vôi là bệnh về mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân chưa được biết rõ ràng nhưng người ta cho rằng nó liên quan đến cơ địa của mỗi người. Bệnh có thể lắng đọng nhiều nơi trong cơ thể nhưng do ở mắt người ta dễ nhận biết hơn cả.

Triệu chứng của sạn vôi ở mắt

Sạn vôi không gây nguy hiểm đến tính mạng cho bệnh nhân nhưng nếu có nhiều sẽ gây cảm giác khó chịu ở mắt.

Nếu bệnh ít hoặc nhỏ có thể không có triệu chứng gì, chỉ tình cờ phát hiện khi khám mắt. Nếu sạn vôi nhiều hoặc to triệu chứng thường gặp là cộm, xốn mắt giống như bị bụi lọt vào mi mắt khiến cho bệnh nhân phải chớp mắt nhiều lần, dụi mắt chảy nước mắt, thị lực bệnh nhân vẫn bình thường.

Sạn vôi ở vùng mi dưới dễ nhận biết hơn mi trên (vì mi trên phải lật mí lên mới thấy). Lật mi dưới sẽ thấy một hoặc nhiều hạt màu trắng đục có kích thước bằng đầu bút bi nằm ngay vị trí vùng mi chính là sạn vôi. Bệnh thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm kết mạc mạn tính; người có cơ địa dị ứng; mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, hóa chất, khói bụi…

Nếu sạn nằm sâu trong kết mạc thì không gây đau, nếu sạn nằm trồi lên sẽ làm bệnh nhân đau, cộm và rất khó chịu.

Nếu không điều trị sạn vôi lớn sẽ cọ xát vào giác mạc mỗi khi mắt chớp, lâu dần sẽ dẫn đến trầy giác mạc, viêm giác mạc lúc đó thị lực sẽ bị ảnh hưởng và việc điều trị sẽ trở nên phức tạp và tốn kém hơn.

Nguyên nhân gây sạn vôi ở mắt

Nguyên nhân gây ra bệnh sạn vôi ở mắt là do có sự lắng đọng canxi ở kết mạc mi mắt. Sự lắng đọng canxi lâu ngày khiến trên vùng mi mắt xuất hiện các cục sạn nhỏ li ti và các hạn sạn này có xu hướng bị đẩy ra ngoài khiến bệnh nhân bị chói, cộm, nhức mắt, nhất là mỗi lần chớp mắt càng thấy nhức.

Khi có hiện tượng này, người bệnh nên đi khám ngay tại chuyên khoa mắt, vì phải dùng dụng cụ để gắp bỏ sạn trong mắt thì mới hết được hiện tượng cộm, chói. Có những trường hợp, do các hạt sạn li ti nhiều nên phải lấy nhiều lần mới hết. Vì thế, nếu thấy mắt vẫn còn khó chịu, bạn nên đến bệnh viện Mắt để kiểm tra lại, xem các hạt sạn đã được lấy ra hoàn toàn chưa.

Điều trị sạn vôi kết mạc

Những người đã được chẩn đoán là bị sạn vôi thì nên đi khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kịp thời phát hiện, lấy sạn ngay từ khi hình thành.

Việc lấy sạn vôi nếu được thực hiện đúng thời điểm cần thiết (sớm, kịp thời, khi chưa gây nhiều tổn thương ở mắt, không có vấn đề nào khác xảy ra cùng lúc ở mắt) sẽ đơn giản, nhanh chóng, ít đau. Nếu chậm trễ trong điều trị, bệnh có thể tự bung ra rớt vào trong mắt, việc điều trị sẽ phức tạp, tốn kém hơn.

Những người có hiện tượng vôi hóa mắt mà không đi chữa trị, các sạn vôi này cọ vào giác mạc vừa khiến người bệnh khó chịu, nhức mắt, vừa có nguy cơ gây viêm giác mạc.

Người bệnh cũng cần ghi nhớ, sau khi được lấy sạn vôi, cần nhỏ thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện sử dụng các loại thuốc khác nhau.

Về điều trị bệnh vôi mắt, chỉ cần làm tiểu phẫu lấy vôi. Bác sĩ sẽ gây tê vùng kết mạc, dùng mặt vát của kim chích để nạo vôi. Sau khi lấy vôi xong, bệnh nhân được cho dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm.

Phòng ngừa bệnh sạn vôi ở mắt

Tỷ lệ biến chứng của sạn vôi không cao nhưng lâm sàng vẫn có nhiều trường hợp nặng, như: viêm giác mạc, sẹo giác mạc, loạn thị. Cần phải phòng tránh biến chứng, không tự ý điều trị, cần đến khám BS khi thấy mắt có dấu hiệu bất thường.

Hạn chế, tránh tiếp xúc với các yếu tố thuận lợi gây bệnh. Nếu viêm kết mạc mạn tính nên điều trị theo phác đồ, tránh tái phát bệnh nhiều lần.

Người từng bị sạn vôi ở mắt cần lưu ý giữ vệ sinh mắt tốt để tránh bệnh tái phát.

Sạn vôi thường hay bị tái phát do đó bạn phải khám mắt định kỳ để phát hiện sớm.

Với người chưa mắc bệnh, để phòng tránh bệnh, các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyên khi đi ra đường nhiều gió bụi nên đeo kính bảo vệ mắt. Khi về nhà nếu mắt bị đỏ nên nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt.

Tránh không nên đưa tay lên dụi mắt khi thấy ngứa hoặc theo thói quen. Chính bàn tay sẽ đưa thêm vi khuẩn từ ngoài vào mắt làm nặng hơn những bệnh đau mắt thông thường. Vi khuẩn còn tấn công làm rách giác mạc trong bệnh.

Nếu mắt bị viêm, đỏ không bớt sau khi nhỏ nước muối, cần đi khám tại các bệnh viện mắt chuyên khoa để dùng đúng thuốc.

Related Posts

【Lưu Ý】Uống Tinh Bột Nghệ Lúc Nào Là Hiệu Quả Nhất?

Sử dụng tinh bột nghệ sẽ giúp làn da trắng sáng và mịn màng, ngừa được nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Vậy nên uống tinh bột nghệ…

Điểm Danh Những Tuyệt Chiêu Trị Thâm Quầng Mắt Hiệu Quả

Một đôi mắt đẹp, to, tròn luôn là điểm cộng hoàn hảo với bất cứ ai, giúp họ luôn tự tin, quyến rũ và thu hút trong…

Những bài tập thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi hiệu quả

Tập thể dục là một trong những hoạt động cần thiết nhất đối với người cao tuổi. Những bài tập này không chỉ giúp người cao tuổi…

Ăn bánh mì CÓ TỐT KHÔNG và cách giảm cân KHOA HỌC

Ăn bánh mì có tốt không? Lợi ích và tác hại khi ăn bánh mì là gì? Bánh mì là một trong những thực phẩm yêu thích của…

Ăn lạc có tốt không và ăn lạc ĐÚNG CÁCH là như thế nào?

Ăn lạc có tốt không? Hàm lượng chất dinh dưỡng nhiều liệu có tốt cho sức khỏe không? Lạc còn có tên gọi khác đậu phộng là…

Ăn ngô có tốt không? Những lợi ích của ngô với sức khỏe

Ngô (bắp) không chỉ là đồ ăn vặt hằng ngày mà còn là thực phẩm xanh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không…