Não bộ là cơ quan cao nhất của cơ thể cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt. Chăm sóc và bảo vệ não bộ bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày tuy đơn giản nhưng lại thường bị bỏ qua. Hãy cùng điểm danh món ăn tăng cường trí não quen thuộc, dễ tìm, dễ chế biến mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?
Là cơ quan chính của hệ thần kinh, não quản lý hầu hết các hoạt động của cơ thể và xử lý tất cả các thông tin mà nó nhận được từ bên trong và bên ngoài. Không chỉ vậy, não bộ con người là nơi lưu trữ cảm xúc và giúp chúng ta cải thiện khả năng nhận thức, bao gồm tư duy, trí nhớ, sự tập trung và khả năng ra quyết định.
Mặc dù não không phải là một cơ quan lớn nhưng nó cần rất nhiều năng lượng để hoạt động. Bộ não con người chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, nhưng riêng bộ não nó đã tiêu thụ tới 25% năng lượng cơ thể cần.
Như bạn có thể thấy, não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể con người. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho não bộ để có đủ năng lượng hoạt động hiệu quả và chất lượng là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những dưỡng chất thiết yếu bạn phải “nạp” vào cơ thể mỗi ngày để tăng cường và cải thiện sức khỏe cũng như chức năng của não bộ.
Chất bột đường
Bộ não của chúng ta sử dụng rất nhiều đường để hoạt động, chiếm khoảng 20% lượng đường cung cấp cho cơ thể. Do đó, hãy chọn những thực phẩm có lượng carbohydrate hấp thu chậm để giữ lượng đường trong máu ổn định.
Chất béo thiết yếu, ưu tiên Omega-3 và Omega-6
Đây là nguyên liệu quan trọng để xây dựng các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, cơ thể không thể tổng hợp được, vì vậy bạn chỉ có thể nhận được chất béo cần thiết thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Cá da trơn (cá rô, cá thu, cá ngừ, cá hồi …), rong biển, bắp cải …
Omega-6 có nhiều trong các loại hạt có dầu (hạt bí, hạt hướng dương, đậu Hà Lan …), dầu thực vật, thịt gà …
Phospholipid và lexithin
Cả phospholipid và lecithin đều cần thiết cho hoạt động của não – những chất giúp sản xuất myelin, bao bọc dây thần kinh, giúp truyền tín hiệu não dễ dàng và hiệu quả hơn. Không chỉ vậy, phospholipid và lecithin còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ của tế bào thần kinh và ngăn ngừa sự kết tập tiểu cầu.
Axit amin
Axit amin có tác dụng làm cho não bộ tỉnh táo, minh mẫn, tinh thần thoải mái, năng động và thư thái. Hai axit amin rất quan trọng đối với não: tryptophan và tyrosine.
Trong đó, axit amin tryptophan là chất dinh dưỡng mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được, phải bổ sung qua đường ăn uống, tồn tại trong: sữa, pho mát, thịt, cá, trứng, hạt hướng dương, hạt bí đỏ và các loại đậu phộng, rong biển. , vân vân. Axit amin tyrosine là chất dinh dưỡng mà cơ thể con người có thể tự tổng hợp được, nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày thì cơ thể con người có thể tự điều chỉnh một cách hợp lý.
Vitamin và khoáng chất
Giúp các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể mỗi ngày được hấp thụ và tận dụng tối đa. Các loại vitamin và khoáng chất quan trọng nhất đối với não là vitamin C, vitamin B, axit folic, magiê, mangan, kẽm, đặc biệt là iốt và sắt.
Thiếu iốt, cơ thể sẽ bị động, trì trệ, nhận thức kém. Sắt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu, thiếu sắt có thể dẫn đến cơ thể bị thiếu máu, từ đó dẫn đến thiếu máu lên não dẫn đến mệt mỏi, khó tập trung, hay buồn ngủ, ngủ không yên giấc. …
Những loại thức ăn bổ não và tăng cường trí nhớ không thể bỏ qua
Trứng bồ câu
Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận dưỡng tâm, thường được dùng làm thức ăn cho những người mất ngủ hay quên, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi… do tâm thận hư yếu.
Dân gian thường dùng trứng chim câu 5 quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g và đường phèn 25g hấp cách thủy ăn mỗi ngày 2 lần để chữa chứng hay quên.
Trứng chim cút
Công dụng bổ ích khí huyết, kiện não ích trí. Với giá trị dinh dưỡng rất cao vượt xa so với các loại trứng gia cầm khác, đặc biệt có chứa nhiều lecithin, trứng chim cút là một trong những loại thực phẩm rất hữu ích cho não bộ. Thường được dùng dưới dạng luộc ăn mỗi ngày vài quả, kho thịt, nấu canh bóng hoặc làm nhân bánh bao.
Mật ong
Mật ong có công dụng bổ hư, nhuận táo, giải độc, được mệnh danh là “tinh của trăm hoa”. Mật ong rất giàu chất dinh dưỡng, trong đó đặc biệt là có chứa nhiều loại men, acid amin, các vitamin và nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương, qua đó cải thiện khả năng ghi nhớ.
Long nhãn
Có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết, kiện não ích trí. Y thư cổ Khai bảo bản thảo cho rằng, long nhãn có khả năng “quy tỳ nhi ích trí” (bổ tỳ mà có ích cho trí tuệ). Sách Bản thảo cương mục cũng viết: “Long nhãn khai vị ích tỳ, bổ hư trường trí” (long nhãn kiện tỳ vị, bồi bổ hư nhược và làm khỏe tinh thần).
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, long nhãn có khả năng điều chỉnh hoạt động của vỏ não và cải thiện khả năng ghi nhớ. Để phòng chống tích cực chứng “kiện vong”, dân gian thường dùng long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu thành cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15ml.
Hạt sen
Hạt sen có công dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận cố tinh, dưỡng tâm an thần. Thường được dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn – bài thuốc như chè hạt sen, cháo hạt sen…
Kỷ tử
Có công dụng tư bổ can thận, làm sáng mắt và nhuận tràng. Dân gian thường dùng kỷ tử để phòng chống chứng “kiện vong” và tăng cường trí nhớ bằng cách lấy kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, đem hấp cách thủy ăn hoặc lấy kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, não lợn 1 bộ, hấp cách thủy ăn hoặc kỷ tử 20g, hồng táo 6 quả, trứng gà 2 quả, tất cả đem nấu chín, sau đó bóc bỏ vỏ trứng rồi đun thêm 15 phút nữa là được, chế thêm gia vị ăn nóng, mỗi tuần 2 lần.
Ngoài ra, theo dinh dưỡng học cổ truyền, còn nhiều loại thực phẩm khác cũng có công dụng làm tăng trí nhớ như ngô, bá tử nhân, đại táo, các loại đậu, tổ yến, ngân nhĩ, mộc nhĩ, bách hợp, lạc, khiếm thực, hoàng tinh, hoàng kỳ, nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm và các loại nấm ăn khác, trứng gà, các loại cá…
Ngoài những thức ăn trên, bạn có thể chế biến một số món ăn sau, rất dễ thực hiện nhưng giúp bổ não và tăng cường trí nhớ mà bạn không thể bỏ qua.
Bông cải xanh xào tôm
Với món xào, bông cải xanh hoặc cải bó xôi là một lựa chọn thích hợp cho thực đơn giúp tăng trí nhớ. Đây đều là những loại rau xanh dễ ăn, có thể kết hợp với tôm, thịt bò, thịt heo, hải sản đều được. Bông cải xanh cũng dễ xào chung với các loại rau củ khác, như bắp non, ớt chuông…, vừa ngon vừa thêm vitamin.
Cũng như bí đỏ, bông cải xanh rất tốt cho mắt, giúp tăng cường thị lực. Cho những đêm thức khuya ôn bài khiến da dẻ “xuống cấp”, thực phẩm này cũng có tác dụng duy trì vẻ đẹp làn da. Ngoài ra còn hỗ trợ xương, ngăn ngừa tim mạch, ổn định đường huyết…
Khi mua bông cải xanh, chọn loại thân và bông chắc, màu xanh đậm, sau khi cắt nhỏ cần rửa kỹ dưới vòi nước hoặc ngâm nước muối cho thật sạch. Để bông cải xào được giòn ngon, nên trụng sơ sau đó ngâm vào nước lạnh. Tôm chọn loại tươi, lột vỏ, rút chỉ đen, ướp sơ với muối, tiêu. Phi thơm tỏi, cho tôm vào xào săn rồi trút ra sau đó cho bông cải vào xào, nêm hạt nêm, muối, đường, dầu hào vừa ăn. Khi rau gần chín trút tôm vào lại, đảo nhanh tay cho thấm, tắt bếp.
Óc heo chưng đậu xanh
Không riêng sĩ tử hay dịp thi, thỉnh thoảng khi đầu óc căng thẳng, bạn có thể dùng món óc heo chưng để tăng cường sức khỏe cho não. Óc heo có tác dụng hỗ trợ chứng kém trí nhớ, giấc ngủ chập chờn, thần kinh suy yếu.
Khi làm óc heo phải lấy hết màng gân máu bao quanh để không bị tanh. Dùng tăm lách vào màng máu, cuốn theo một chiều sẽ dễ bóc lớp màng ra. Óc heo có thể chưng với tiêu, gừng, hạt sen, trứng, đậu xanh, kỷ tử…
Dễ ăn nhất là chưng với đậu xanh, loại thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giúp món óc heo chưng ăn mát và bổ hơn. Cách chưng rất đơn giản, sau khi làm sạch óc heo, cho vào chén, rắc ít muối, tiêu, bột ngọt vào rồi cho đậu xanh cà lên, đem chưng cách thủy khoảng 20 phút, khi thấy đậu xanh mềm là được.
Canh bí đỏ hầm đậu phộng
Không chỉ bổ não, bí đỏ còn rất tốt cho mắt, giúp các sĩ tử vừa có một đầu óc minh mẫn, vừa có một đôi mắt sáng, khỏe. Vì vậy, nếu chỉ vì nghĩa đen của từ “bí” mà nhiều thí sinh bỏ qua thực phẩm này sẽ là điều rất đáng tiếc.
Bí đỏ dễ ăn nhất là nấu canh, mùa thi nên nấu với xương hoặc sườn để cơ thể có thêm chất đạm. Đậu phộng cũng là thực phẩm rất tốt, giúp bảo vệ tim mạch, ổn định đường huyết, tăng trí nhớ. Không chỉ bổ, canh bí đỏ hầm đậu phộng còn rất mát, giúp giải nhiệt ngày hè.
Bí đỏ dùng sườn non hay xương nấu đều ngon. Rửa nước muối, trụng nước sôi xương sau đó cho nước lọc vào hầm. Đậu phộng ngâm nước lạnh, xả sạch, vớt ra cho vào hầm chung với xương. Khi xương gần mềm cho bí đỏ cắt miếng vào nấu mềm, nêm hạt nêm, bột ngọt vừa ăn. Bí chín cho rau nêm (ngò om, hành lá) vào, tắt bếp.
Cá thu Nhật kho cà
Những loại cá giàu chất béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ… đểu rất tốt cho sự phát triển trí não. Cá giàu đạm, chất đạm này lại dễ tiêu hóa, hấp thu hơn thịt, nên ăn cá bổ mà lại không gây tăng cân.
Để bữa cơm thêm ngon, thực đơn mùa thi nên đa dạng món canh, mặn, xào, bên cạnh canh bí đỏ, có thể chiên hoặc kho cá để ăn như món mặn. Chọn loại cá thu Nhật, thịt béo, xương mềm, kho rục có thể ăn luôn xương rất ngon.
Muốn rút ngắn thời gian, dùng nồi áp suất kho để cá mềm rục và thấm vị cà. Cá làm sạch, cắt khúc, ướp với muối, bột ngọt, tiêu, đường, nước mắm, để thấm. Cà chua xay hơi nhuyễn, phi thơm hành với dầu sau đó cho cà vào xào chín mềm, nêm đường vừa vị.
Trút cá và xốt cà vào nồi áp suất, thêm nước lọc (hoặc nước dừa tươi) vào, nấu sôi, xóc nhẹ cho cá thấm mới đậy nắp nồi lại, hầm trong 15-20 phút. Nếu kho bằng nồi thường thì khoảng 2 tiếng. Cá thu kho cà ăn như món mặn với cơm hoặc dùng làm món ăn sáng với bánh mì rất tiện lợi.